Khám phá nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
Sơn Hồng
Th 6 26/07/2024
Nội dung bài viết
Tết Trung Thu là một ngày lễ hội truyền thống đầy màu sắc và sinh động của người Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Từ lâu Tết Trung Thu đã là một phần không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ của mỗi người. Những kí ức về ngày Tết Trung Thu là cùng gia đình sum họp quây quần bên nhau, về những chiếc lồng đèn xinh xắn được tạo nên từ chính bàn tay của mỗi người hay đơn giản là được thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon đậm đà bản sắc dân tộc. Tết Trung Thu còn là dịp để mọi người gắn kết hơn với nhau, trao cho nhau những phần quà và chia sẻ yêu thương.
Trong mỗi chúng ta, Tết Trung Thu chính là giá trị văn hóa sâu sắc mà mỗi người Việt Nam đều được trải qua. Hãy cùng Homie lên chuyến tàu thời gian quay về miền kí ức sâu thẳm bên trong chúng ta về một cái Tết Trung Thu đầy ấm áp, nơi mà ánh trăng dẫn đường, soi rọi cho tình yêu thương giữa người với người.
Tết Trung Thu vào ngày nào trong năm?
Tết Trung Thu là gì? Tết trung thu, được biết đến nhưng là ngày giữa mùa thu hay còn có tên gọi khác là Rằm Trung Thu, là một lễ hội truyền thống diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 hằng năm theo Âm lịch, tức là ngày 15 tháng 8 Âm lịch. Tết Trung Thu năm 2024 rơi vào thứ Ba ngày 17 tháng 9, là một dịp đặc biệt được người Việt Nam đón chờ hằng năm và sẽ được tổ chức khắp nơi trên đất nước. Tết Trung Thu là sự kết hợp hoàn hảo giữa tín ngưỡng dân gian và sự sum họp của gia đình. Vào dịp này, mọi người sẽ lên ý tưởng để bắt đầu decor một góc nhỏ trong gia đình hay nhiều tòa nhà tại những thành phố lớn sẽ trang trí đầy màu sắc tạo nên một nét đẹp mà không nơi nào có được.
Nguồn gốc của Tết Trung Thu
Tết Trung Thu có tên tiếng Anh là Mid-Autumn Festival, và được viết theo tiếng Trung là 中秋節. Vào ngày này, người Trung Quốc tin rằng mặt trăng sẽ sáng nhất và tròn nhất. Tết Trung Thu có lịch sự hơn 3.000 năm thường được tổ chức vào ngày Rằm của tháng 8, đây cũng là thời điểm thích hợp để thu hoạch vào giữa mùa thu. Thật vậy, Tết Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc với những sự thích về Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng. Tuy nhiên, người Việt xưa cũng có chuyện cổ tích về chú Cuội chị Hằng để miêu tả ngày Tết Trung Thu. Bên cạnh đó, ngoài phần lễ, Tết Trung Thu cũng có phần hội đó là tục rước đèn.
Tục rước đèn có từ đời Nhà Tống, do tục truyền rằng: Trong đời vua Tống Nhân Tông có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng hiện lên biến thành con gái để đi hại người. Bấy giờ có viên quan Bao Công mới hạ lệnh cho dân gian làm đèn con cá giống như hình của nó rồi đem mang ra chơi ngoài đường để cho nó sợ mà không dám hại người.
Ngày Tết đoàn viên
Theo truyền thống dân gian, Tết Trung Thu không chỉ là ngày trẻ em được nô đùa bên cạnh đó còn có ý nghĩa sum vầy đoàn viên. Đây là dip cả gia đình khơi dậy tình cảm gia đình thiêng liêng, những thành viên trong gia đình cùng nhau tụ họp, chia sẻ cũng như tâm sự chuyện vui buồn trong cuộc sống.Tết Trung Thu chính là cơ hội để mọi người có thể xích gần nhau hơn, tạo nên những khoảnh khắc của sự đoàn viên, kỉ niệm vui vẻ mà khi nhắc lại sẽ khiến ai cũng trân trọng những giây phút bên nhau.
Những hoạt động vào ngày Tết Trung Thu
Rước đèn
Trẻ nhỏ sẽ có cơ hội thể hiện tài năng của mình bằng cách làm những chiếc lồng đèn xinh xắn. Trên tay chiếc đèn lồng nhỏ xinh, trẻ con chạy khắp xóm khiến không khí ngày Trung Thu trở nên sinh động và ấm cúng. Tiếng cười trẻ thơ, tiếng vui đùa rộn ràng chính là một bức tranh tuổi thơ đầy màu sắc vào ngày Tết Trung Thu. Rước đèn cho đến nay vẫn còn tồn tại tuy ít nhiều cũng bị phai mờ tại những thành thị lớn, những chiếc lồng đèn làm bằng tay đơn giản dần được thay thế bằng những loại đèn điện cầu kì, nhưng dù truyền thống hay hiện đại, bên trong mỗi người, Tết Trung Thu vẫn đọng lại trong ta một cảm xúc ngày trẻ con dâng trào.
Bày mâm cỗ ngày Tết Trung Thu
Nếu Tết cổ truyền mang đến cho chúng ta một mâm ngũ quả đầy cây trái hứa hẹn một năm mới ngập tràn hạnh phúc thì mâm cỗ Tết Trung Thu mang hơi hướng của sự đơn giản nhưng tinh tế, không quá cầu kì với tâm điểm là bánh trung thu và trà. Bên cạnh đó, mâm cỗ có thể có thêm vài loại trái cây như quả chuối, lựu hồng đỏ, ... Hiện nay với sự phát triển của xã hội, mâm cỗ Trung thu còn được trang trí thêm nhiều vật dụng decor xinh xắn để tôn lên sự trang nghiêm của ngày lễ hội nhưng cũng không kém phần độc đáo.
>>> Khám phá thêm: Các vật dụng decor độc đáo vào ngày Tết Trung Thu
Hát trống quân
Hát trống quân là một phong tục truyền thống của ngày Tết Trung Thu, thường được tổ chức ở các tỉnh của miền Bắc ở Việt Nam. Hát trống quân được thực hiện bởi các đôi nam nữ với âm điệu nhịp nhàng và tiếng trống "thùng thìn" vang lên theo nhịp khiến cho không khí ngày lễ càng thêm náo nhiệt và thấm đẫm tình yêu thương.
Cho đến nay, Trung Thu không còn mang nhiều nét truyền thống với nhiều phong tục cổ xưa, nhưng con người vẫn xích lại gần nhau, vẫn đi chơi với nhau, phố đèn lồng vẫn mở và nét đẹp của ngày Tết Trung Thu sẽ chẳng bao giờ phai mờ. Dù hiện tại hay tương lai, Tết Trung Thu vẫn sẽ là ngày lễ hội truyền thống đáng mong chờ của tất cả người dân Việt Nam.
Tại Homie, bạn có thể tìm cho mình những món đồ decor nhân dịp lễ Trung Thu vô cùng độc đáo gồm:
- Mẹt tre với nhiều kích thước phù hợp với nhiều size bánh trung thu khác nhau
- Quang gánh trnag trí, một biểu tượng không thể thiếu để decor trong dịp Tết Trung Thu
- Nón lá truyền thống với đa dạng kích thước sẽ là một món đồ xinh xắn cho góc decor nhỏ của bạn vào Tết Trung Thu
- Kệ mây tre đa tầng sẽ phù hợp để decor các loại bánh đặc biệt là bánh Trung Thu
>>> Bấm vào "Giỏ hàng" để chọn ngày các món decor xinh xắn để Tết Trung Thu được thêm trọn vẹn bạn nhé